In Trang
Co.opmart Tân An - Cần mở rộng mạng lưới phân phối đến vùng nông thôn
Từ đầu năm đến nay, trung bình mỗi tháng Co.opmart Tân An tổ chức một chuyến bán hàng lưu động về các địa bàn vùng sâu, vùng xa tại các huyện vùng biên giới như: Tân Hưng, Vĩnh Hưng, Đức Huệ….. nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, chưa đáp ứng hết nhu cầu của bà con.

Thị trường giàu tiềm năng Từ cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã có sức lan tỏa mạnh làm thay đổi cách nhìn và thói quen mua sắm của người dân trong nước. Hàng Việt đã đáp ứng được một phần nhu cầu của thị trường và đã dần chiếm ưu thế trong lòng người Việt. Ông Huỳnh Minh Khánh - Hội viên Hội Nông dân huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An chia sẻ: “Tại nhiều buổi sinh hoạt của Hội, người dân Long An được nghe về lợi ích khi dùng hàng Việt, ai cũng thay đổi thói quen mua hàng. Bản thân bà xã tôi trước đây hay mua sản phẩm nước ngoài nay cũng chuyển qua mua hàng Việt, vừa chất lượng, hợp túi tiền vừa để ủng hộ doanh nghiệp mình luôn”.

Ông Nguyễn Xuân Hồng - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An đánh giá cao việc chỉ trong vòng 3 năm Co.opmart Tân An đã tổ chức gần 100 buổi tuyên truyền về cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", với hàng trăm ngàn tờ CNMS do chính các nhân viên Co.opmart đưa đến tận nhà khách hàng, đặc biệt là bà con ở vùng sâu, vùng xa tại các huyện biên giới của tỉnh. Ngoài ra, Co.opmart Tân An còn đưa các mặt hàng của các công ty, doanh nghiệp tham dự các Hội chợ triển lãm xúc tiến thương mại ở tỉnh nhà. Bên cạnh đó, Co.opmart Tân An đã vận động gần 100 ngàn lượt người dân tham gia mua sắm tại các Hội chợ, chương trình được tổ chức trong tỉnh như: "Tiếp sức hàng Việt với sản phẩm mới", "Đưa hàng Việt về nông thôn"... Ông Nguyễn Xuân Hồng đánh giá “Nhờ chương trình "Đưa hàng Việt về nông thôn" (do siêu thị phối hợp với Sở Công thương tổ chức) nhiều thương hiệu lớn trong nước đã "bén duyên" với người dân. Nhiều sản phẩm của các công ty không những tạo được uy tín tại thị trường trong nước mà còn có thể cạnh tranh được với các thương hiệu ngoại nhập. Tiếp cận được các sản phẩm này, phần nào đã giúp cho đời sống của người nông dân vùng xâu, vùng xa, vùng biên giới được nâng cao hơn”.

Mặc dù các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn của siêu thị được đánh giá cao, nhưng thời gian, quy mô của những chuyến hàng này không lớn (chỉ được tổ chức trong một ngày ở mỗi địa phương) và số lượng hàng hóa còn ít nên chưa thỏa mãn nhu cầu rất lớn của người dân tại khu vực nông thôn. Trên thực tế, có đến 70% dân số sinh sống ở vùng nông thôn, nhưng mạng lưới cửa hàng bán lẻ tương ứng phục vụ còn rất hạn chế. Do đó, để hàng Việt "bám rễ sâu" với vùng nông thôn, Co.opmart Tân An cần mở rộng hơn nữa mạng lưới phân phối. Hàng Việt Nam có thế mạnh về giá, phù hợp với nhu cầu, thu nhập của nông dân., nâng cao chất lượng phục vụ, xem đây là khâu then chốt để hàng Việt Nam đi vào lòng dân.